Hòa mình vào lễ hội tại Thanh Hóa đậm bản sắc dân tộc

Thanh Hóa, vùng đất hào hùng, với những danh lam thắng cảnh đi vào lòng người. Trong đó, các lễ hội luôn mang nét đặc sắc truyền thống riêng biệt. Không chỉ người dân địa phương mà bất cứ ai cũng có thể hòa mình vào lễ hội nơi đây. Hãy cùng khám phá những lễ hội tại Thanh Hóa nổi tiếng bao đời xưa đến nay qua bài viết nhé!

Nền văn hóa truyền thống bảo tồn qua các lễ hội tại Thanh Hóa

Vùng đất Thanh Hóa từ lâu đã nổi tiếng với bề dày lịch sử. Các lễ hội vì thế cũng diễn ra quanh năm như những “hơi thở” của vùng đất địa linh nhân kiệt này. Đặc biệt, với người con xứ Thanh, lễ hội truyền thống chính là huyết mạch, là dòng máu chảy mãi trong người.

Qua từng câu hát, từng điệu múa, từng nghi lễ, mỗi người như được sống dậy cùng thời gian. Các lễ hội tại Thanh Hóa không là cơ hội sum họp, giao lưu, gắn kết. Bên cạnh đó các nghi thức này còn giúp khơi dậy lòng tự hào dân tộc. Đây còn là dịp để ôn lại truyền thống quý báu của dân ta, là chiếc cầu nối gắn kết đôi bờ thế hệ. 

Vì thế, những giá trị truyền thống ngàn năm lịch sử được bảo tồn và ngày càng phát triển hơn nữa. Tất cả làm nên bản sắc riêng biệt của Xứ Thanh, cái nôi lịch sử đậm đà bản sắc văn hóa ngàn năm văn hiến. 

Giá trị quý báu được bảo tồn qua lễ hội Thanh Hóa
Giá trị quý báu được bảo tồn qua lễ hội Thanh Hóa

Top những lễ hội tại Thanh Hóa nổi tiếng bậc nhất

Lễ hội tại Thanh Hóa chứa đựng tinh hoa dân tộc cùng giá trị truyền thống sống mãi với thời gian. Dưới đây là thông tin chi tiết về các lễ hội nổi tiếng nhất mà bạn không nên bỏ qua:

Lễ hội Pôôn Pôông

Tại các bản làng vùng cao của các huyện Ngọc Lặc, Lang Chánh, Bá Thước, lễ hội Pôôn Pôông từ lâu đã được hình thành. Lễ hội được biết đến như nét văn hóa đặc trưng của người Mường. Vào các ngày rằm tháng Giêng, tháng Ba và tháng Bảy hàng năm, lễ hội sẽ được diễn ra.

Ban đầu, lễ hội Pôôn Pôông chỉ có ý nghĩa tạ ơn những người chữa bệnh bằng thảo dược. Sau đó, lễ hội được mở rộng với mục đích tạ ơn trời đất, cầu mong bội thu, sức mạnh khỏe khoắn.

Lễ hội Pôôn Pôông
Lễ hội Pôôn Pôông

Lễ hội Phủ Na

Lễ hội Phủ Na thường được tổ chức tại Xuân Du, huyện Như Thanh, Thanh Hóa. Nếu muốn tham dự, bạn nên đến vào Tết Nguyên đán hay rằm tháng 7,… Lễ hội tại Thanh Hóa này mang đậm nét tín ngưỡng thờ Mẫu. Điều này được thể hiện qua các nghi lễ cầu đảo, tế lễ, múa chầu, hát văn,…

Tham gia lễ hội, bạn sẽ có thêm cơ hội để hiểu rõ hơn về nét sinh hoạt của người dân nơi đây. Dù bạn là du khách thì vẫn có cơ hội để tham gia, trải nghiệm và cảm nhận nhịp đập của mảnh đất này. 

Lễ hội Phủ Na
Lễ hội Phủ Na

Lễ hội đền Nưa – Đặc sắc lễ hội tại Thanh Hóa 

Xã Tân Ninh, Triệu Sơn, Thanh Hóa được chọn để diễn ra lễ hội đền Nưa nổi tiếng. Lễ hội đền Nưa gắn liền với truyền thuyết về Mai An Tiên cùng hàng loạt các bí ẩn thú vị. Với người dân địa phương, lễ hội này là dịp để cầu bình an, mưa thuận gió hòa.

Mặc dù từ sau Tết, không khí lễ hội đã ngập tràn từng ngõ hẻm, đường quê. Nhưng phải đến từ 18 đến 29 tháng Giêng âm lịch, lễ hội đền Nưa mới bắt đầu. Tại lễ hội, nghi lễ quan trọng nhất là lễ rước kiệu từ đền Nưa ra sân vận động thị trấn Nưa.

Lễ hội đền Nưa
Lễ hội đền Nưa

Lễ hội đền Sòng

Lễ hội đền Sòng được xem là niềm tự hào của người dân Thanh Hóa. Thông thường, lễ hội được tổ chức thường niên tại phường Bắc Sơn, Bỉm Sơn. Mặc dù diễn ra từ mùng 10 đến tận ngày 26 tháng 2 âm lịch, nhưng ngày 25 lại là ngày chính. 

Điểm nhấn của lễ hội là nghi thức rước kiệu Thánh Mẫu từ đền Sòng đến đền Chín Giếng và lên đèo Ba Dội. Sự uy nghiêm, ý nghĩa của lễ hội đã thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách thập phương ghé thăm.

Lễ hội đền Sòng
Lễ hội đền Sòng

Lễ hội Lam Kinh 

Lễ hội Lam Kinh được tổ chức tại huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa. Lễ hội này nhằm tưởng nhớ công ơn vua Lê Thái Tổ cùng các vị anh hùng. Vào ngày 22/8 Âm lịch hàng năm cũng chính là ngày giỗ của vua Lê Thái Tổ sẽ diễn ra lễ hội. 

Đây là dịp để bày tỏ lòng biết ơn đối với những người đã có công khai sáng ra một thời kỳ hoàng kim của dân tộc. Bạn sẽ cảm nhận được không khí hào hùng khi dự lễ hội Lam Kinh. 

Lễ hội Lam Kinh 
Lễ hội Lam Kinh

Lễ hội Cửa Đặt

Lễ hội Cửa Đặt, một lễ hội truyền thống của người dân huyện Thường Xuân. Lễ hội tại Thanh Hóa này thường tổ chức từ  ngày 5/1 đến đầu tháng 2 Âm lịch tại Đền Cửa Đặt để tưởng nhớ Cầm Bá Thước. Ngoài những nghi lễ trang trọng, lễ hội còn có nhiều hoạt động đặc sắc như múa sạp, hát giao duyên,…

Lễ hội Cửa Đặt
Lễ hội Cửa Đặt

Lễ hội làng cổ Đông Sơn

Diễn ra tại làng cổ Đông Sơn, thuộc phường Hàm Rồng, Thanh Hóa, lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Lễ hội Làng cổ Đông Sơn chưa bao giờ bị lãng quên dù đã qua nhiều thế hệ. Du khách như được quay về quá khứ khi tham gia lễ hội tại ngôi làng cổ đẹp nhất Việt Nam.

Một số chú ý quan trọng tham gia lễ hội tại Thanh Hóa

Tham gia lễ hội Thanh Hóa là dịp để bạn khám phá, học hỏi nhiều kiến thức hay, thú vị. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quên những lưu ý sau để chuyến hành trình càng trọn vẹn hơn:

  • Du khách nên ưu tiên chọn trang phục thoải mái. Nhưng bên cạnh đó vẫn đảm bảo kín đáo, lịch sự.
  • Nên để các đồ đạc có giá trị ở nơi an toàn. Điều này nhằm phòng để mất cắp khi chen lấn tham gia lễ hội.
  • Việc tìm hiểu trước về văn hóa, lễ hội, tín ngưỡng sẽ giúp bạn tránh khỏi những điều không hay.
  • Không quên chú ý, kiểm tra thời tiết. Điều này giúp bạn có được trải nghiệm tuyệt vời nhất khi tham dự lễ hội tại Thanh Hóa.

Lễ hội tại Thanh Hóa tạo điều kiện để mọi người có dịp ôn lại truyền thống văn hóa dân tộc. Tham gia các lễ hội không chỉ là vui chơi mà còn là cách để bày tỏ lòng biết ơn với các vị anh hùng đã hy sinh. Hãy thử đến Thanh Hóa, hòa mình vào không khí lễ hội và cảm nhận nhiều điều thiêng liêng nhé!

Du lịch Thanh Hóa giờ đây thật dễ dàng với Bình Hoài Limousine. Bình Hoài Limousine đã trở thành lựa chọn tin cậy của hàng ngàn du khách khắp mọi nơi. Với phương châm “Tận tâm trên mọi hành trình”, nhà xe đảm bảo dịch vụ đón trả tận nơi. Đặc biệt với hệ thống xe VIP đời mới sẽ giúp bạn  tận hưởng chuyến đi tốt nhất. Liên hệ đặt xe và tư vấn nhanh chóng qua hotline 1900.888.666 – 0916.949.789